Cà Phê 13

cha-va-con-trai

13.

Khắc Trọng về nhà nhờ cha hỗ trợ vốn. Ở Buôn Mê Thuộc anh ở với gia đình không có nhà riêng, ở nhà còn một cậu em trai đã lập gia đình và một cô em gái còn đi học. Khắc Trọng ít khi ở nhà, đi về cũng vì công việc nên chẳng có chuyện báo trước trừ khi được hỏi.

Lần này anh về cũng vậy, vào nhà chỉ có mỗi chị giúp việc thấy, chào anh một tiếng báo là mẹ anh đi chùa rồi. Khắc Trọng lên phòng định tắm rửa nghỉ ngơi một chút, vừa lên hết cầu thang đã nghe tiếng nói chuyện rì rào phát ra từ phòng vợ chồng thằng em trai ở cùng tầng, hình như có cả tiếng cô em gái.

Tiếng nói chuyện không lớn nhưng cũng không có nhỏ giọng, cửa khép hờ nên tiếng nói vọng ra, anh đang định lên tiếng thì nghe có mình ở trong câu chuyện của mấy đứa em, nghĩ nghe coi mấy đứa nói xấu gì mình nên không vội lên tiếng.

“Lần này nên nói với ba giao cho anh công ty ở đây đi. Con mình cũng hơn ba tuổi rồi, anh với em đều đi làm được, hay nói ba để em làm thủ quỹ, dù gì người nhà cũng tốt hơn thuê. Quỳnh nó học xong thì vào thành phố phụ anh hai coi công ty ở trỏng. Như vậy anh thấy ổn không?”

Đây là giọng cô em dâu, không biết ba đứa em của anh từ đầu nói những gì mà nghe quyết định muốn đi làm có vẻ hăng hái lắm. Trước đây đứa nào cũng lười, làm cái gì cũng bảo không biết cái này không biết cái kia. Khắc Trọng cười thầm.

“Em thấy vậy đi, chị đi làm thủ quỷ ít nhiều cũng biết công ty có bao nhiêu tiền, tiền đi đâu. Vừa rồi anh hai gây gỗ một trận, mẹ mới nói cho em biết anh hai có công ty riêng, là ba cho tiền anh hai mở. Mẹ còn nói anh hai bây giờ mê gái, thế nào cũng đem tiền ra ngoài hết. Chúng ta mà tiếp tục ngồi ở nhà chờ, mai mốt chẳng còn gì đề mà thừa kế đâu. Cha chẳng phải cũng mở công ty riêng rồi đem tiền nuôi tình nhân hết đó sao. Mình lo trước đi là vừa, công ty không phải chỉ của riêng anh hai, chưa kể mai này ảnh lấy vợ, vợ ảnh tưởng công ty là của ảnh làm ra hết thì càng chết, không thể để ảnh rút toàn bộ làm của riêng được.”

Này là em gái anh nói.

“Để mai anh nói chuyện với ba, nhưng đừng nói cái kiểu như mẹ nói. Bảo mình muốn đi làm là được rồi.”

Đây là em trai anh nói.

Khắc Trọng nghe tới đó đã lờ mờ hiểu ra mục đích thực sự của mấy đứa em, chẳng muốn nghe nói nữa, anh vào phòng đóng kín cửa tắm rửa ngủ một giấc.

Buổi tối, anh hẹn ba ra ngoài ăn tối. Biết trong nhà có người bắt đầu canh chừng anh “bòn rút” thì anh chẳng muốn gây thêm chuyện. Công ty tuy nói anh quyết định hết nhưng tổng quát cha anh đều theo dõi, ông cũng tự kinh doanh riêng một công ty nhỏ, anh cũng học ông mới mở một công ty riêng, không ngờ chính là “nỗi lo” của mấy người ngồi không mà hưởng trong nhà.

Khắc Trọng thương lượng công việc, đạt được sự đồng ý của cha rồi mới bắt đầu nói chuyện trong nhà.

  • Ba à, ba vẫn chưa chán hoa cỏ bên ngoài sao?

Khắc Trọng hỏi cha, dù gì cha anh đã có tuổi rồi, quay đầu là bờ. Huống chi anh cũng hy vọng cha mẹ hạnh phúc.

  • Nói chuyện của ba làm chi, nói chuyện của con đi. Mẹ con năm lần bảy lượt tới ồn ào với ba chỉ vì chuyện ba làm hư con, làm gương xấu. Sao! Con hồ ly tinh nào bắt hồn con trai ba đến nổi phải gây gổ với mẹ con vậy?

Nghe ba chữ “hồ ly tinh” mà Khắc Trọng trợn mắt. Mẹ anh hình dung Quế Chi là hồ ly tình thì hơi hủy danh tiếng của nó quá.

  • Ném dè hoạn thư chứ được hồ ly tinh cũng mừng. – Khắc Trọng bực bội nói.
  • À, vậy nói ba nghe con nhà ai làm gì, mấy tuổi, quen thế nào. Để ba xem hồ ly tình hay hoạn thư.

Thấy cha anh vẫn còn đùa được Khắc Trọng không ngại nói sơ một lần chuyện tình cảm của hai người, nhưng lý lịch Quế Chi thì anh báo rõ một năm một mười, thậm chí có một cậu em trai đồng tính, một người em trai là con riêng cũng nói.

  • Gia đình cũng tốt, từng trãi của gia đình cũng tốt. Có hơi… ừ hoạn thư. – Cha anh kết luận. Đồng tính, cũng không phải vấn đề quan trọng, ba cũng có người bạn đồng giới.

Khắc Trọng suýt sặc khi nghe cha anh tự thoại.

  • Ba! Ba nói ba có người bạn đồng tính hay người yêu đồng giới? Không phải bây giờ ba mới phát hiện ba đồng tính mới không hạnh phúc với mẹ đó chứ? – Khắc Trọng hoang mang.

Cha con Khắc Trọng tuy thường hay thẳng thắng nói chuyện nhưng có những chuyện khó mà nói trắng trợn ra, có điều chuyện này có thể thay đổi cách đánh giá lý do cha mẹ anh không hạnh phúc nên anh muốn làm rõ.

  • Bây giờ mới phát hiện? Hừ, đúng là phát hiện nhưng không phải vì phát hiện mình qua lại với nam nữ đều được mới rạn vỡ với mẹ con. Ba hỏi con, sau chuyện với bạn gái con có nhận thức về mẹ như thế nào?

Khắc Trọng hơi ngập ngừng, anh không nghĩ xấu mẹ nhưng anh vừa nghe được cái nhìn của mẹ với các em trong nhà với mình, thì muốn nghĩ lạc quan cũng khó. Cuối cùng anh chỉ còn có cha có thể nói chuyện được. Anh suy nghĩ một chút rồi thận trọng nhận xét.

  • Không như con vẫn nghĩ, có hơi…hơi…
  • Hơi hơi cái gì? Nói cho con biết, ngày ba biết bà ấy ba cũng đã liệt vào hàng giàu có, bà ấy bất quá chỉ là con gái nhà nông. Nhìn bà ấy chịu khó, dịu dàng, giỏi giang ba đâu có ngại cái gì mà xứng không xứng. Ba có thể tự gầy dựng sự nghiệp cho mình, cho vợ con cuộc sống tốt không cần phải kiếm con gái nhà giàu về. Nhưng mà chọn tới chọn lui cuối cùng… Không phải ba nói xấu mẹ trước mặt con nhưng con cũng đã tới lúc chọn vợ rồi, nghe một chút lấy kinh nghiệm cũng được. Lấy mẹ con về cứ ngỡ được một gia đình ấm áp, cơm nóng canh ngọt ai ngờ có mấy năm bà ấy thay đổi đến cha còn tưởng mình nhầm vợ.
  • Thay đổi như ngày hôm nay? – Khắc Trọng đoán.
  • Cũng chưa tới nỗi như hôm nay, nhưng thay đổi là theo tài sản trong nhà mà tăng. Bà ấy quên mình từng con gái nhà lao động, cứ nhớ mình là quý phu nhân, con nhà danh giá. Ba đây cũng là từ thằng con buôn mà lên, quý giá ở đâu ra. Ra đường thì kênh kiệu, nói chuyện thì khi người như lẽ đương nhiên, mở miệng môn đăng hộ đối, mở miệng nói người ta không xứng giao du. Rồi chỉ biết dũa móng tay, đi chùa, đi làm mấy cái từ thiện mua tiếng chứ chả có tác dụng gì của bả. Con là do ba dạy, chứ con coi cái kiểu hai đứa em con coi…

Khắc Trọng không dám đồng ý hay phản đối, anh lẳng lặng nghe ba anh nói.

– Ba ra ngoài trăng hoa vì ba nản quá rồi, không phải chưa từng nói với bà ấy nhưng chứng nào vẫn tật nấy. Mà thôi chuyện ba mẹ con không cần quan tâm, chuyện con thế nào? Vẫn muốn cô ta hay thôi.

  • Con định lo chuyện công ty xong con xuống nói chuyện lại với cô ấy. Con ngán mấy cô mà mẹ giới thiệu lắm rồi. Haizz! – Khắc Trọng thở dài. –  Cảm giác giống như ba nói, cứ làm ra vẻ các cô ấy cành vàng lá ngọc, phải thế nọ thế kia, anh chưa có ý tìm hiểu mà đã ngán muốn chết.
  • Chuyện cả đời của con con tự quyết định, cần ba cho ý kiến thì cứ đưa về gặp ba.
  • Ba à, con có chuyện muốn thương lượng. Gần đây con thấy trong nhà không ổn, con dự định sẽ ra riêng, ba thấy sao?
  • Muốn ra riêng? Suy nghĩ kỹ chưa. – Ông cũng không phản ứng khó chịu gì, con cái lớn cả rồi.
  • Không phải lập tức, công ty chẳng ai lo bỏ ngang không được. Nhưng con muốn bỏ nhiều thời gian cho sự nghiệp của con. Vả lại thằng Triệu không còn nhỏ, còn con Quỳnh học sắp xong, tập tành tụi nó tự quản lý kinh doanh tài sản của mình là vừa. Ba không buồn con chứ?
  • Đừng nghĩ vậy con trai, công ty của gia đình duy trì được thì tốt không được thì phân ra. Những gì cha gầy dựng là để gia đình sống tốt, tạo được nền tảng cho các con thì cha mừng. Nhưng cha cũng có lúc chết, các con phải có gia đình riêng, rồi từng đứa phải chăm lo cho gia đình của mình, tạo nền tảng cho con cái của mình. Cha không bo bo ý nghĩ ‘còn cha thì phải ràng buột con mình’. Các con đứa nào tự đứng được thì đó mới là điều cha phải hãnh diện, thành công của con có sự góp sức của cha thì cha càng cảm thấy mình thành công. Chứ nếu chỉ chăm chăm chờ thừa kế mà sống thì cha mới cảm thấy mình thất bại.
  • Gần đây trong nhà có điều tiếng con nghe thấy buồn phiền nên… nhưng ngẫm lại cũng không sai. Con có gia đình cũng nên để vợ con con phân biệt rõ ràng cái nào của con, cái nào của cha mẹ anh em con… Cha giúp con, bây giờ con cũng nên giúp tụi nó tự đứng vững. Con chỉ hy vọng không bị trong nhà nghĩ lung tung.
  • Thật ra con không chỉ muốn cho vợ con biết cái nào của anh em con, mà con cũng muốn cho anh em con biết cái nào của con cái nào nên là của vợ con con con. – Cha anh tiếp lời. – Không có gì phải xấu hổ khi thừa nhận điều đó. Ngày xưa cha ra riêng, tự tay gầy dựng thì cũng hiểu rõ điều này, cái gì nên giúp đỡ thì giúp đỡ, cái nào nên phân rõ thì phân rõ, nhập nhằng chính là dao hai lưỡi giết chết tình cảm của gia đình nhỏ lẫn gia đình lớn của mình. Con cứ an tâm làm, cha luôn ủng hộ con, không cần rào trước đón sau với cha như vậy. Làm đàn ông nhất là làm người nắm kinh tế thì nhìn càng rõ vấn đề càng tốt.
  • Cha hiểu con thì gì bằng.

Khắc Trọng cười ấm áp, nước mắt chảy xuôi, anh chưa nói gì đến phải phụng dưỡng cha cả vậy mà cha anh cũng không tính toán, chỉ tính toán chính ông bảo bọc nâng đỡ con mình.

  • Nói “vợ con” nghe trôi chảy như vậy là quyết định rồi? – Cha anh bỗng dưng nheo mắt cười hỏi.

Nghe cha hỏi Khắc Trọng bỗng ngớ ra. Phải ha! Nảy giờ trong lòng anh cứ khăng khăng nghĩ quyền lợi mà Quế Chi và đứa bé trong bụng cô phải được bảo vệ mà quên mất mới ngày hôm qua anh còn nửa nọ nửa kia chưa quyết. Chỉ đối mặt với mình Quế Chi anh cảm thấy cô chưa đủ giữ anh dừng lại, nhưng khi vấp phải ngăn cản của mẹ, suy nghĩ sai lệch của em út trong nhà với Quế Chi anh lại bỏ cô vào hạng mục ‘vợ con’ anh phải bảo vệ, bênh vực.

Thấy đứa con từ trạng thái một người đàn ông thành thục ổn trọng hiểu chuyện bỗng chốc biến thành thằng con ngốc ngốc vì bị ông phát hiện điều mà chính nó không biết thì muốn cười thành tiếng. Sao bỗng dưng lại nhớ cái khoảng thời gian con nó từng chút từng chút từ một thằng nhóc ở trước mặt ông ngốc ngốc trưởng thành.

  • Cháu nội ba khi nào thì sinh?
  • Theo như mẹ nó nói thì chắc khoảng bốn năm tháng nữa.

Khắc Trọng trả lời theo quáng tính, anh chưa kịp suy nghĩ cho trơn tru điều cha anh mới nói đã bị cha anh đập thêm cho một phát sáng rõ đầu óc.

À thì ra anh đã thừa nhận đó là vợ con anh, đó là con dâu cháu nội của cha anh. Vậy mà còn xoắn xuýt với chuyện mình có còn lưỡng lự hay không, nên gấp gáp tìm Quế Chi là vừa.

  • Vậy khi nào sinh thì báo cho cha biết, cha muốn nhìn cháu đích tôn.

Cha anh vừa cười thằng con mình ngốc, vừa từ từ châm cho mình ly trà. Người đàn ông nào mà chẳng trãi qua đoạn thời gian lớn không lớn nhỏ không nhỏ, vừa thành thục lại vừa ngây thơ vừa ngu ngốc. Nhưng chính những thứ đó hình thành một con người, cũng chính là những thứ đẹp đẽ và cay đắng mà con người luôn dùng để tưởng niệm, và cả để tự hoàn thiện.

  • Dạ!

Nghe cha nói Khắc Trọng bất chợt cũng mong chờ.

Cà Phê 14

Nợ Tình 1

trai-tim-1

1.

Một người đàn bà tất tả vượt qua đám cỏ lầy lội, mấy cái vũng nước đọng trên con đường ven bờ sông, miệng gọi lớn:

  • Ông Sáu ơi ông Sáu! Mau mau lấy ghe ông Sáu ơi.

Ông Sáu trong miệng người đàn bà là một người đàn ông độc thân đã hơn sáu mươi tuổi, sống trong một cái miếu thờ cô hồn bên bờ sông này.

  • Có người rớt sông nữa hả?
  • Lẹ lên, có hai đứa nhỏ nhảy xuống. Ông Sáu đâu? – Người đàn bà gấp gáp giục.
  • Tui ra lấy ghe, vớt được đứa nào chưa?

Người trả lời là một người đàn ông chưa tới năm mươi, thường được gọi là Út Một, cũng sống trong ngôi miếu bên sông cùng ông Sáu. Nghe người đàn bà nói liền chạy vội ra bờ sông.

  • Lẹ lẹ! Còn trôi một đứa, may ra thì kịp.

Út Một chạy thẳng xuống bờ sông nơi ghe ông Sáu thường cắm lại, nảy giờ hắn ngủ nên không nghe rõ phía trên kia nhốn nháo. Nhưng chưa kịp tháo dây ghe thì thoáng thấy giữa dòng như có cái gì đó phập phềnh, hắn lặp tức nhảy ào xuống, bơi về phía vật lạ, túm lên kéo vô bờ.

Chẳng mấy chốc, mấy người đàn ông cũng chạy tới, tiếp hắn kéo người đã bất tỉnh lên. Mấy người đàn ông hè nhau ấn bụng, hô hấp nhân tạo, không mấy hồi thì người cũng tỉnh.

Buổi tối, trong ngôi miếu bên sông, hai người đàn ông trong ánh đèn vàng tù mù cùng ăn cơm. Một người là Út Một, cứu kịp người nhảy sông ban ngày, người còn lại là ông Sáu, người được người đàn bà gọi mà không có nhà.

  • Hồi sáng lại có người nhảy sông nữa hả? – Ông Sáu và miếng cơm hỏi Út Một.
  • Hồi trưa, hai đứa nhỏ xíu, bày đặt yêu đương rồi bày đặt cùng nhảy sông. May là thằng con trai trôi xuống dưới này biết bơi. Không là chìm lỉm rồi, tôi chỉ có lụm xác nó chứ cứu gì nổi.

Tuy trả lời ông Sáu như vậy nhưng Út Một trong lòng thầm nghĩ: “Nếu không phải ngay lúc mặt trời chính ngọ, nắng gay gắt như vậy làm mấy thứ luôn chực chờ dưới sông không vươn lên nổi thì chẳng cách gì cứu, may ra vớt được cái xác trương.

  • Mấy cái đứa này! – Ông Sáu nói vậy rồi thôi, đời người chuyện tình yêu không suông sẽ có cả đống, chỉ có mấy kẻ cứ thích nghĩ quẩn…!
  • Đêm hôm qua chú mày làm ăn thế nào? – Ông Sáu không nói đến chuyện ban ngày nữa mà hỏi chuyện Út Một.
  • Trời ơi, có cái gì đâu, họ tự hù họ thôi. Chắc có làm chuyện khuất tất nên nghi thần nghi quỷ. Làm tôi thức một đêm, trắng dờn con mắt.
  • Cũng ấm túi rồi còn gì, chú mày mà chịu đi về không.

Hai người câu được câu không trò chuyện, ăn xong cơm Út Một dọn chén bát, ông Sáu pha bình trà nóng đem ra ngoài hiên ngồi. Một lát Út Một bắc cái ghế đẩu ra theo, tự rót cho mình ly trà nóng, rung đùi thưởng thức.

  • Nước sông ngày càng xiết, người rớt xuống mấy năm nay khó mà cứu, vớt xác cũng khó khăn. – Ông Sáu nhìn ra ngoài sông cảm thán.
  • Chịu thôi! Họ đã có tâm muốn chết thì khó mà cứu huống chi…

Út Một nhìn ra ngoài sông, không giống ông Sáu nhìn nước sông cuồn cuộn mà hắn nhìn bờ sông tối đen, rậm rạp, chứa đựng nhiều thứ mà chỉ có hắn thấy được.

Út Một nghề chính là một thầy bùa, chuyên giúp người ta bói toán, giải bùa giải ngải kèm bắt ma, trừ quỷ. Người xung quanh đây kẻ tin hắn thì hay gọi “Thầy mười một”, vì hắn đứng thứ mười một trong nhà, kẻ không tin thì miệt thị kêu thằng Một, riêng ông Sáu hay gọi hắn Út Một, như gọi em út trong nhà, như người nào đó đã xa nhưng thật ra rất gần, đã từng triều mến gọi hắn: Út Một!

Út Một không phải dân bản xứ, hắn lang thang trôi nổi, đi tới đây thì đói xỉu được ông Sáu nhặt về, cho ở lại. Hắn ở nhờ ngôi miếu này ngót nghét gần ba mươi năm, mỗi ngày buôn thần bán linh kiếm sống. Ông Sáu thì đúng là người ở đây, nhưng theo hắn biết hồi còn trẻ ông cũng có nhà có cửa có gia đình đàng hoàn ngoài thị trấn, lý do gì ra miếu ở thì hắn chưa rõ lắm, chỉ biết ông Sáu luôn ân hận chuyện gì đó mới trụ lại nơi vắng vẻ này.

Thật ra Út Một phục ông Sáu sát đất, hắn không hiểu làm sao ông Sáu có thể sống yên ổn ở đây bao nhiêu năm trong khi ngoài kia một đống những thứ lúc nhúc, lúc nào cũng chực chờ kéo người ta xuống thế chỗ. Vì ông ở trong miếu ngày ngày hương khói cho chúng hay vì ông giúp những kẻ đó tìm xác hay ông Sáu thật sự được bề trên che chở? Út Một quả thật không biết.

Từ khi mới tới đây hắn phát hiện ở trong miếu thật an toàn, thậm chí một kẻ chuyên trừ ma quỷ như hắn còn được ngôi miếu này che chở, hắn ở lại đây lâu dài cũng do nguyên nhân đó.

Ngôi miếu này hương khói rất vượng dù khung cảnh xung quanh khá hoang tàn, con đường đất trước miếu thì mưa lầy nắng bụi, bờ sông trơn trượt ngập cỏ. Đêm xuống côn trùng rỉ rả thê lương, chưa kể cả khúc sông chỉ độc ngôi miếu trơ trụi đèn thờ đỏ đỏ le lói, nhìn từ xa rất có tác dụng hù người.

Hương khói của miếu này tuy vượng nhưng làm người ta không vui nổi, không phải con bạc tới cầu số đề, cầu tài thì cũng là những thân nhân người chết đuối trên khúc sống này tới cúng bái, cầu người thân siêu thoát.

Miếu được con bạc mỗi lần vô mánh lại đây sửa sang trả lễ, dần dần cũng có hình có dạng. Không biết bọn họ có thật do ma quỷ phù hộ không hay vô tình gặp lúc… chỉ biết hai kẻ ở nhờ được hưởng lây. Chỗ ở sạch sẽ không đến nỗi màn trời chiếu đất, mưa dột nước ngập. Thêm xung quanh được Út Một trồng một hàng rào dâu: Thứ nhất cản ma quỷ, thứ hai dùng làm đồ nghề, thứ nữa là hắn nhớ nhà thầy hắn, xung quanh nhà cũng là một hàng rào dâu, làm cho hắn có chút cảm giác còn ở nhà, vun vén một chút ngôi miếu cũng có thể trở thành nhà của họ.

Ông Sáu mỗi sáng đi thu mua chút hàng nông sản, đặt trong chiếc sọt sau xe đem đi bán. Út Một thì có việc thì đi, không việc thì nằm nhà. Có vẻ như Út Một lười hơn nhưng hắn lại kiếm tiền nhiều hơn. Cứ trong túi cạn cạn là lại có “thiện nam tín nữ” tìm hắn: Khi thì con nít hay giật mình tìm hắn làm vòng dâu cho đeo, có khi tìm hắn xem bói, tìm hắn mua này nọ về đặt trong nhà trừ tà, Út Một không bao giờ bị đói dù chẳng dư giả gì.

Đêm nay sáng trăng, nhìn vầng trăng tròn vằng vặt trên đầu, Út Một bẻ một nhánh dâu bên hàng rào, tiến lại gần mép sông. Với hắn, mấy ngày trăng sáng là lúc bờ sông an toàn nhất, còn an toàn hơn cả buổi sớm hửng sáng hay buổi chiều chưa tắt nắng.

Từng bóng từng bóng trắng không rõ hình thù bốc lên khỏi mặt sông, vờn quanh rồi biến mất hay bước ra khỏi nước đặt chân lên mặt đất, những bước chân phù phiếm. Những lúc như vậy Út Một thường ra sát bờ sông để quan sát chúng.

Không biết nên nói chúng thông minh hay nói chúng cảnh giác tốt, không một mống nào dám lãng vảng đến gần Út Một. Út Một không biết rằng bọn chúng sợ hắn vì hắn là một thầy pháp hay đơn giản chúng không dám đến gần vị đồng loại mạnh hơn chúng.

Quan sát từng bóng từng bóng thoát ra khỏi mặt nước đi làm chuyện mà chúng muốn làm Út Một thở dài. Nếu để ông Sáu nhìn thấy cảnh này chắc chắn ông sẽ cảm thán liên tục: “Nhìn xem, dòng sông này đã giữ lại bao nhiêu tính mạng!”. Với Út Một thì khác, sẽ là: “Nhìn xem, dòng sông này làm ra bao nhiêu nịch quỷ!”.

Những nịch quỷ này bình thường thì không ra hình ra dạng, đến Út Một nhìn quen mà còn không chịu nổi. Chết thế nào chứ chết đuối thì bộ dạng sau khi trở thành nịch quỷ là hù dọa con người ta nhất, không trương phình nhợt nhạt thì cũng nhớp nháp, rệu rã lỏng bỏng nước…có tác dụng ám thị kinh dị! Mấy con ma da ở sông còn đỡ, sợ nhất là mấy con ở trong giếng, cứ mỗi khi nhìn cái đầu đen thùi dài loằng ngoằng đong đưa trên mặt nước Út Một cảm thấy cho tiền công bao nhiêu cũng không bù nổi việc hắn bị hù, chưa kể mỗi lần nhìn vào giếng tìm “thủ phạm” mà thấy một cái bóng lù lù hai mắt trắng dã lấp ló sau mớ tóc dài, bám trên thành giếng, mặt mày thì trương phình ngẩn lên nhìn mình thì Út Một có cảm giác muốn bỏ nghề ngay lập tức.

Đang cảm thán với nghề nghiệp của mình thì Út Một nghe tiếng loạt xoạt vọng tới. Đêm khuya thanh vắng, một tiếng côn trùng nhảy trên cỏ cũng có thể nghe  chứ đừng nói tiếng động rõ như bây giờ.

  • Này, lại tới. Đã bảo cậu tránh xa nơi có nước, tại sao lại tới nữa. Muốn chết thì nhảy đại xuống đi đừng có làm cho nhà cậu ba ngày hai bữa chạy tới kiếm tôi cầu cứu.
  • Tránh nước cũng không tránh được…!! Tôi không thể không uống nước, tôi không thể không tắm rửa…!! Tôi muốn chết, thật sự muốn chết. Ông đẩy tôi xuống đi, ông giúp tôi đi!!

Kẻ tới là một người đàn ông đã ngoài ba mươi, mặt mày hốc hác, cả người gầy gò tiều tụy. Bị Út Một mắng một hơi vẫn không để ý mà cứ lẩm bẩm xin chết riết. Út Một chẳng thèm để ý đến hắn, kẻ thực sự muốn chết cần gì người khác đẩy, đã ở dưới từ lâu rồi.

Kẻ này ban đầu là giám đốc kinh doanh một công ty, lương cao, có tài, vợ con đầm ấm nhưng không an phận lại dây dưa tình cảm với người khác, cuối cùng còn đẩy người ta xuống nước chết. Hỏi tại sao hắn giết người mà còn ngồi đây sờ sờ, đơn giản chuyện đó chỉ có hắn biết, người bị hại biết và Út Một biết.

Sở dĩ Út Một biết là vì Út Một nhận lời trừ quỷ bám cho hắn nhưng rất tiếc…tội nghiệt là do hắn gây, dù Út Một có là thần cũng không can thiệp được. Đã nhiều lần khuyên hắn đừng lại gần nước nhưng con người có ai không cần nước để sống, thế mới nói tự tạo nghiệt trời không dung.

  • Hắn lại về…hắn lại về…!!

Tên kia vẫn còn lẩm bẩm, hắn lết lại gần Út Một ngồi bó gối. Hắn không bị điên, mọi người đều cho rằng hắn bị quỷ ám đến điên nhưng Út Một biết người này rất tỉnh, chẳng qua là sợ hãi, hối hận dày vò trở thành người không ra gười quỷ không ra quỷ, gia đình sự nghiệp gì đều tan tành.

  • Hắn muốn tôi tới đây… bắt tôi tới đây… đe dọa tôi phải tới đây…

Út Một bất ngờ cầm roi dâu đánh mạnh về phía người đàn ông làm hắn nhảy nhỏm, mặt mày lấm la lấm lét nhìn tứ phía.

  • Tới rồi phải không… tới rồi phải không… Cứu tôi, ông làm ơn…!! – Người đàn ông nghẹn ngào.
  • Tôi đã nói rất nhiều lần tôi cứu không được cậu. Chỉ giúp cậu tránh được lúc nào hay lúc đó thôi. Muốn cậu thế nào thì phụ thuộc vào nó.

Út Một chỉ vào nơi hắn vừa dùng roi dâu đánh xuống, người đàn ông kia không biết có thấy hay không nhưng trong mắt Út Một nơi đó đứng một bóng người rõ mồn một.

  • Nếu ông đã biết ông không thể cứu hắn thì lý do gì lại cứ xen vào. – Bóng trắng dùng đôi mắt chỉ có tròng đen bằng đầu đũa hằn học nói với Út Một.
  • Có thể khuất mắt tôi, trước mắt tôi thì tôi phải xen vào. – Út Một chỉ roi dâu về phía hắn bình thản nói.
  • Thân mình lo không xong lại xía vào chuyện của người khác.

Bị mắng Út Một không dao động mà cười khảy.

  • Mày thực sự muốn kéo hắn sao, nếu thực sự muốn thì hắn còn có thể điên điên khùng khùng ngồi ở đây lẩm bẩm sao. Có sức mĩa mai người khác thì lo mà siêu thoát đi còn tốt hơn.
  • Ta phải dày vò hắn, phải bắt hắn trả mối hận đã đoạt mạng ta, hắn phải trả giá.
  • Hắn giết ngươi như thế nào ngươi rõ nhất. Phải trả thù thế nào ngươi cũng rõ nhất. Đừng đem hết mọi tội lỗi đổ lên đầu người khác, đêm nay trăng sáng là cơ hội cho mày tìm chút sáng suốt, nên lợi dụng mà đắn đo cho kỹ trước khi quá muộn.
  • Ta phải giết hắn! – Bóng trắng vẫn không thôi hằn học, rít gào.

Út Một cũng chán khuyên can mấy thứ này, trực tiếp đá người đàn ông vẫn còn ngồi đó giả điên giả dại.

  • Đi về ngay lập tức, tôi không rảnh đứng đây cả đêm mà canh cho chú mày. Biến ngay! – Nói rồi Út Một đạp cho kẻ kia thêm mấy đạp.
  • Tha cho tôi!! Tha cho tôi!!

Người đàn ông thất tha thất thểu bị Út Một đạp đi, vừa đi vừa lẩm bẩm: “Tha cho tôi, tha cho tôi!”. Cho tới khi hắn đi thật xa, Út Một mới quăng roi dâu quay về miếu đi ngủ, bỏ lại bến sông một bóng trắng đứng lặng. Không ai biết hắn dõi theo bóng kẻ điên dại kia mà dường như rơi nước mắt, hắn hận, hắn yêu. Hắn hận mà hắn yêu, đôi tay như móng vuốt siết chặt, đôi mắt trắng dã vô hồn…Yêu! Hận! Yêu? Hận? Cuối cùng hắn đang yêu hay hận? Hắn đang dày vò chính mình hay dày vò kẻ kia, người yêu của hắn cũng là kẻ thù của hắn.

Đã bao nhiêu năm rồi hắn từ một linh hồn mang hận thù mù quáng từ từ tỉnh lại theo từng đêm trăng sáng, rồi một ngày bỗng nhớ ra, rồi tự hỏi người yêu hắn giết hắn là tại hắn hay tại người hắn yêu.

Nếu ngày đó hắn không ghen tuông mù quáng muốn người hắn yêu bỏ tất cả để cùng nhau thì người đó có giết hắn không.

Nhưng đã yêu nhau rồi tại sao có thể vì địa vị vì những thứ có thể chia cắt nhau mà đoạt mạng hắn.

Cứ mỗi lần nhớ tới người kia đã lừa hắn ra bờ sông này để tạo hiện trường hắn chết vì tai nạn hắn lại chỉ có một ý định là phải kéo kẻ kia xuống, phải kéo hắn xuống để hắn thể nghiệm cảm giác bị người mình yêu giết chết, bị tình yêu phản bội bị lòng tin giết chết.

Giết hắn có kế hoạch, hắn hàng vạn hàng ngàn lần tự hỏi người kia có yêu hắn không mà có thể lên kế hoạch giết hắn. Hắn đã rất nhiều lần kéo kẻ kia xuống, khi nhìn thấy kẻ kia dãy giụa giữa ranh giới sống và chết hắn hả hê vô cùng, thõa mãn vô cùng…

Nhưng vì sao người hắn muốn giết kia vẫn sống, vì sao vẫn sống, vẫn sống… Bởi vì hắn luôn kịp thời nhớ lại khuôn mặt người kia nhìn hắn lúc hắn chìm xuống, không phải là vui mừng, không phải là sung sướng vì được giải thoát khỏi hắn mà chính là hối hận, hối hận vô bờ. Mỗi lần hắn đều đem người kia dày vò đến nửa chết nửa sống nhưng cuối cùng lại không đem người kia giết chết. Lão thầy pháp kia nói không sai, hắn nếu muốn giết thì người kia đã không còn ở đó mà điên điên khùng khùng. Nhưng hắn phải làm sao đây, hận thù của hắn, tình yêu của hắn, hắn phải làm sao đây…!

Mặc kệ con ma ngoài kia tự dày vò, Út Một vào nhà lăn lên giường chẳng bao lâu ngủ mất. Hắn không hơi đâu mà thương gió thương trăng, nếu mà ngồi kể từng chuyện từng chuyện của đám nịch quỷ ngoài kia thì mấy tiểu thuyết gia theo cũng không theo kịp. Thương cảm riết rồi cũng chai, một người lại hơn một người, một quỷ lại hơn một quỷ. Người yêu nhau dằn vặt nhau, vợ chồng đày đọa nhau, cha mẹ con cái làm tổn thương nhau, kể không biết tới năm nào tháng nào, bản thân hắn cũng có chuyện xưa để nói này. Nếu muốn có chuyện để làm phải chăng nên đem mấy câu chuyện đó ra thi coi ai thảm hơn ai, ai đáng đau lòng hơn ai. Nhưng những tổn thương, cảm xúc từ đáy lòng có thể đem so sánh hay sao? Bởi vậy mới nói, ngủ cái cho rồi, nghĩ càng mệt.

Cà phê 12

14

12.

Phụt, Nhật Linh nhai xong phun bả mía trên đất, lại rột rột gặm tiếp, nhìn thấy thằng em ngang hông này nhai xác mía thiếu điều muốn khô hơn máy ép còn chưa chịu phun ra, mặt thì ngu ngu không biết đang tưởng tượng cái giống gì. Lấy khúc mía đang cầm trong tay gỏ cho nó một cái.

  • Đi theo mấy bửa nay chưa chán hả. Không đi học hay sao?

Chí bị gỏ chả thấy đau, cười hì hì trả lời.

  • Ba bảo nghỉ mấy ngày, anh chừng nào đi học lại.
  • Nghỉ hết tuần đi.
  • Vậy em nghỉ hết tuần. – Chí đoán khi Nhật Linh đi học lại thì cậu đâu có theo tới trường Nhật Linh được nên chắc là đi học lại.
  • Hay quá ha, ngày mai đi học ngay, trung học làm sao so với đại học, muốn nghỉ là nghỉ. Để anh đi nói với ba, lạng quạng theo không kịp bài.
  • Em chẳng sợ, lên lớp là được rồi. – Chí phun bả mía, tiếp tục gặm cái mới.
  • Không thi đại học? – Nhật Linh ngậm một họng mía, má phồng phồng trợn mắt nhìn Chí hỏi.
  • Anh làm như em giống anh với chị hai ấy.

Chí nhìn ông anh chẳng cao lớn bao nhiêu của mình mặt lại tròn tròn, má tròn tròn mắt tròn tròn… đúng là rất dễ thương. Ông anh này không ra dáng anh lắm tuy cách nhau mấy tuổi nhưng anh ba Nhật Linh ngây thơ hơn cậu nhiều, dù gì cũng có ba mẹ chị hai bảo bọc, nếu không tính tuổi, tính độ già đời thì cậu đáng làm anh hơn.

  • Anh nói nghe coi, người yêu của anh tốt lắm hả, anh thất tình phải tự tử? – Chí cà rởn không sợ chết hỏi Nhật Linh.

Nhật Linh dùng sức đập khúc mía về phía Chí, Chí vội vàng nhảy giật lùi, khúc mía bộp một phát đập xuống đất, gảy tè le.

  • Đi đồn tầm bậy là ăn gậy nghe chưa. – Nhật Linh quơ quơ cây mía tả tơi trong tay hăm dọa.
  • Xììì!!! Đợi tới anh sợ bị đồn thì cả xóm biết anh thất tình tự tử không thành rồi. Anh nghĩ coi ở đâu em lại biết anh thất tình tự tử, nghe ngoài đường người ta nói chứ đâu, em bị hỏi không biết bao nhiêu lần.

Nhật Linh liếc xéo Chí một cái rồi nhặt khúc mía bị gảy tè le của mình lên, chặt bỏ chỗ dơ, róc vỏ ăn tiếp. Chí thấy Nhật Linh không còn muốn lấy mía đánh mình thì tiếp tục xáp lại.

  • Nghe ba nói chị hai có em bé hả, chừng nào thì thấy em bé? Anh rể không cưới thiệt hả. Có cần đi tẩn cho anh ta một trận không?

Nhật Linh vừa há miệng định cạp thì cứng họng, giữ tư thế đưa khúc mía ngang cái miệng há to liếc xéo thằng em ngang hông nhiều chuyện của mình, không trả lời.

Chí thầm nghĩ ông anh của mình dễ thương phết.

  • Ở nhà trông chị Quế Chi cho kỹ, không cho ai chọc ghẹo Quế Chi biết chưa. Muốn smartphone phải không, anh ba đủ tiền sẽ mua cho. – Nhật Linh ra vẻ anh lớn.
  • Được, được, bảo đảm tên nào tới kiếm chuyện là xử hết. Công nhận có anh có chị sướng thật, có ăn ngon còn có điện thoại xịn xài. – Chí khoái chí hứa hẹn.

Nhật Linh liếc thằng em ngang hông tập ba, nhìn nó cười gian trá mà phát tức, cậu còn chưa có smartphone xài đâu nha.

Nhật Linh nghỉ vài ngày thì về trường, tay bị khâu mấy mủi thì đành tự thay băng, không được thì ra trạm xá thay, phòng y tế nhà trường cũng có. Chứ cứ nghỉ học lại phải chạy bù bài, nghĩ thôi đã ngán.

Cuối tuần nào về cũng nghe Chí báo cáo tình hình trong nhà, ai tới thọc mạch, ai nghe tin đồn tới nói này nói kia với bà Hai, mấy cậu mấy mợ qua lại mấy lần, có chuyện gì to tát không. Thấy không ai đến chọc giận bà Hai với Quế Chi cậu cũng yên tâm, nhưng mỗi khi đi ngoài đường cứ bị người quen nhìn bằng ánh mắt là lạ làm cậu lại chột dạ, về là ở trong nhà miết. Lý do thì nghe thằng Chí bảo: “Do cậu con trai yêu con trai đã lạ, người yêu quá bảnh lạ tập hai lại kéo ghen ghét, nay vì thất tình tự tự càng làm người ta ghen ghét tò mò, cuối cùng tạo ra những ánh mắt như vậy.

Trong khi gia đình Nhật Linh bước vào một bước ngoặt coi như lớn… nhưng kết quả cũng là tốt, và đang thích ứng với kiểu sống mới.

Bên này Khắc Trọng và Tuấn Lâm cũng có những quyết định “to lớn”:

  • Cậu nghĩ lần này chúng ta nên vay ngân hàng hay vận động góp vốn. – Tuấn Lâm hỏi Khắc Trọng.
  • Ba tôi nói nếu cần tiền phát triển sẽ cho chúng ta mượn không lãi, còn cậu?
  • Nếu kế hoạch khả thi, cha tôi sẽ đưa tiền cho chúng ta làm. – Tuấn Lâm trả lời.
  • Vậy cậu lo phần hợp đồng đi, nhân sự mới, thu mua nguyên liệu để tôi. Lần này tôi không có thời gian ra nước ngoài, cậu lo hết nhé. – Khắc Trọng xoa xoa thái dương cười khổ nhìn Tuấn Lâm.
  • Cậu đừng để mấy chuyện trăng hoa của cậu ảnh hưởng công việc nữa, tôi thấy thật không đáng. Chúng ta quen nhau thông qua hợp tác không thân như bọn họ với cậu, không dám góp nhiều lời. Nhưng thật tình thì tôi thấy cậu đừng để bụng mấy lời nói ra nói vào của họ quá nhiều, ảnh hưởng bản thân cậu nhìn nhận.

Tuấn Lâm thấy Khắc Trọng đã không nói chuyện công việc nữa cũng đặt qua một bên, dù gì cũng đã bàn bạc xong. Anh đứng lên rót cho mình và bạn ly nước mới.

  • Cả công ty này đều là của tôi với cậu, cậu lại bảo không thân. – Khắc Trọng cười cười nhận ly nước, nhấp một ngụm thấm giọng. – Tôi nói cậu đó, đừng nghiêm túc quá, tuổi trẻ có mấy năm, vốn cũng chưa động lòng với người nào mới trăng hoa một chút. Chứ nếu là vợ con tôi thì mọi thứ phải khác.
  • Cậu khẳng định cậu hiểu được “vợ và con” là như thế nào? – Khắc Trọng ngồi xuống ghế, bắc chân cười mĩa Khắc Trọng.
  • Này cậu đừng mĩa mai tôi cái kiểu đó nha. Tôi rất rõ ràng…
  • Rõ ràng, thế sao Quế Chi có con của cậu rồi đó, không thấy cậu “mọi thứ phải khác”?
  • Cái này mới oan cho tôi. Cậu rõ ràng từ lúc Quế Chi quen tôi cho tới lúc thằng em vợ kia đánh cho tôi mặt mủi bầm dập có giống nhau không. Thay đổi đến tôi tự xưng mình từng trãi đây còn không ngờ tới. Cậu không nhìn bộ dạng cô ấy hung hăng mắng mẹ con tôi đâu, cậu mà có ở đó cũng hết hồn, tự hỏi “không biết có phải đây là cô gái bản thân đã từng muốn cưới hay không nữa kìa”.
  • Từng trãi? Cậu cũng dám xưng mình từng trãi? – Tuấn Lâm mĩa mai bạn tập hai.
  • Tôi nói cậu nha, cậu khuyên tôi đừng để ý lời của bạn bè cuối cùng cậu lại chia tay Nhật Linh vì chuyện tôi với Quế Chi. Cái này ai mới đáng nghe lời khuyên hả, tôi thấy thằng nhóc đó cũng được mà, có điều hơi hung hăng chút…

Khắc Trọng lẫn Tuấn Lâm im lặng nhìn nhau cuối cùng bật cười.

  • Tôi với cậu không thằng nào nên khuyên thằng nào cả…ha…ha… Không ngờ mua có mấy cây bông mà dẫn tới kết quả này kể cũng lạ.
  • Tôi chia tay Nhật Linh đúng là do chuyện cậu với Quế Chi, nhưng không phải hoàn toàn. Chẳng qua từ đầu tôi vẫn có chút để ý… nói chung tôi không thích Nhật Linh “con gái” quá. Tuy em ấy cũng không phải quá, chỉ là tiếp xúc gần mới nhận ra. Có điều tôi cứ cảm thấy mình rất để ý chuyện đó. Vả lại, gần đây cha tôi muốn tôi gặp gỡ con của người bạn, cậu cũng biết mà, từ khi ông ấy biết tôi đồng tính thì luôn muốn tôi là một người đồng tính đàng hoàng và có gia đình ổn định. Tôi đã làm ông thất vọng cũng muốn ông được tham gia vào chuyện gia đình của tôi để ông an tâm.
  • Chẳng lẽ cha cậu giới thiệu người nào thì cậu ưng người đó? – Khắc Trọng trợn mắt hỏi.
  • Không, chẳng qua bên ngoài tôi chưa có đối tượng nào tôi muốn lập gia đình thì tôi sẽ ưu tiên suy xét đối tượng cha tôi chọn. Huống chi ý tôi và ông cũng không khác mấy.
  • Tội nghiệp thằng nhóc, tôi thấy cậu em vợ tôi si tình cậu lắm nha, chắc khóc hết nước mắt. Mà cũng lạ, tôi thấy Nhật Linh được, cậu thấy Quế Chi được, nhưng bản thân chúng ta đều cảm thấy phải suy xét lại. Không biết nên tin mình hay tin bạn nữa đây? – Khắc Trọng cảm thán.
  • Cậu thật không muốn biết con cậu còn hay không à? – Tuấn Lâm thật sự thắc mắc.
  • Không phải không muốn biết mà là không biết phải làm sao. Nếu con tôi còn mà cô ấy hỗn hào với mẹ tôi như vậy cậu kêu tôi làm sao cưới, mẹ tôi chịu hay không? Còn nếu bây giờ tôi tới tìm Quế Chi xuống nước mà thật cô ấy bỏ đứa nhỏ rồi hay thật ra chưa từng có thì tôi cảm thấy thật chẳng bỏ, tình cảm bị tổn thương biết không?!

Khắc Trọng vờ làm vẻ mặt đau khổ cho Tuấn Lâm coi, bị bạn khinh bỉ tập n.

  • Theo tôi thì cậu không có ý tiến tới với Quế Chi đâu, nếu thật cân nhắc như cậu nói thì người làm chồng làm cha như cậu đã nóng ruột nóng gan chứ làm gì có tâm trạng ngồi đây lải nhãi. Thôi thì giống tôi cho qua đoạn này đi là vừa.
  • Cậu không biết chứ dạo này mẹ tôi tìm con gái bạn bè đối tác gì đó một đám đòi giới thiệu cho tôi, tôi đang bức bối muốn chết đây. Cậu không biết chứ mỗi lần nói tới hai chữ Quế Chi là tôi lập tức nghe một đống mấy lời khó nghe… Nhưng qua chuyện này tôi lại nhận ra một điều, tôi thật sự không hiểu mẹ tôi.
  • Về khía cạnh nào?
  • Cậu cũng biết lúc trước tôi đã có ý định kết hôn với Quế Chi, sở dĩ không đánh tiếng trong nhà trước vì tôi tự tin. Quế Chi khéo léo giỏi giang tôi nghĩ mẹ tôi sẽ không chê, nếu như nói hoàn cảnh nhà Quế Chi thì mẹ tôi với ba tôi trước đây cũng gần giống, mẹ tôi cũng là con gái nhà lao động, cha tôi đi thu mua nguyên liệu thì quen nhau. Tôi không nghĩ mẹ tôi sẽ nói mấy câu… đại khái như gái làm tiền chẳng hạn với bạn gái mà tôi nhận định, ngay trong trường hợp tôi đã thương lượng trước… Thật trở tay không kịp.
  • Cái này tôi không dám ý kiến. – Tuấn Lâm chép miệng lắc đầu.
  • Thật ra tôi cũng không trách mẹ tôi nghĩ như vậy, cha tôi mấy năm nay ở bên ngoài trăng hoa không ít, mẹ tôi ôm ý nghĩ tiêu cực cũng có thể hiểu được, nên tôi chỉ còn cách thuyết phục mẹ thôi, cha tôi thì từ lâu ông đã cho tôi cái quyền tự chọn rồi.
  • Cho hay là không để ý? – Tuấn Lâm nghi ngờ cái quyền của Khắc Trọng. Cha mẹ quan tâm con cái thì thế nào cũng phải tự mình duyệt qua trước chứ đâu phải thích sao là thích.
  • Ừ, ông ấy từng nói chọn cho lắm vào thì kết quả cũng chẳng biết đâu mà lần. – Khắc Trọng tỉnh queo trả lời bạn.
  • À…nhà cậu lạ thật! – Tuấn Lâm quả thật không hiểu nổi cách làm cha làm mẹ trong nhà bạn.
  • Nói thì nói vậy, lần này tôi về lo đủ nguyên liệu cho chúng ta xong tôi sẽ tìm Quế Chi nói chuyện một lần. Cậu không biết bộ dạng con gái “môn đăng hộ đối” mà mẹ tôi đưa tới đâu. Tôi càng cảm thấy Quế Chi có dữ dằn chút cũng tốt hơn. Vả lại dính dáng tới chuyện con cái cũng phải nói cho rõ.
  • Sẵn nhìn xem Nhật Linh thế nào? – Tuấn Lâm nhờ vả giống như nhờ bạn sẵn đường mua đồ giùm.
  • Này! Này! Này! Thế là thế nào?
  • Thì cậu cũng bảo Nhật Linh si tình… tôi chỉ muốn biết sẽ không xảy ra chuyện gì thôi.
  • Thôi được rồi, thôi được rồi sợ cậu rồi.

Cà Phê 13

Cà phê 11

nha-que-3jpg

11.

Nhật Linh khóc chán, tâm trạng ỉu xìu chẳng học hành gì nổi quyết định xin nghỉ, đóng gói về nhà, đằng nào ngày mai cũng là cuối tuần.

Nhìn em làm gì cũng xìu xìu ển ển, lơ lơ là là Quế Chi nghi ngờ, đi theo hỏi bóng hỏi gió:

  • Nói thật nghe coi, làm gì mà chán đời thế? – Nói bóng gió hoài không moi được tin gì, Quế Chi đập vai Nhật Linh tra hỏi.
  • Anh Tuấn Lâm bảo hai bên ngừng tìm hiểu. Không cần liên lạc với anh ấy nữa, anh ấy được cha anh ấy giới thiệu cho đối tượng phù hợp hơn rồi. – Nhật Linh đạp đạp đống cỏ đang bó chán nản trả lời.

Quế Chi dù đoán trước cũngnghẹn lời, qua mấy phút cô mới hùng hùng hổ hổ nói:

  • Lần sau chị sẽ mở to hai mắt tìm cho Nhật Linh một người thật tốt, tốt thật sự, không cần giàu có, không cần quá đẹp trai, cái chính là phải yêu thật lòng. Nhất định sẽ tìm được!!! – Quế Chi hăng hái.
  • Đẹp trai cũng được mà! – Nhật Linh vẫn dùng cái giọng ỉu xìu trả lời chị.
  • Thằng nhóc, vậy mà cũng còn nhớ trai đẹp. Ừ nhất định sẽ tìm được anh đẹp trai yêu Nhật Linh thật lòng. – Quế Chi bá vai em cỗ vũ.
  • Quế Chi cũng vậy, sẽ có người thích Quế Chi mà, chị đừng lén khóc một mình nữa, má bảo sẽ không tốt cho em bé. – Nhật Linh phụ họa.
  • Dám rình chị, có tin ta đem thằng nhóc em đi cho bò ăn luôn không hả. – Quế Chi mất mặt quay qua hùng hổ với thằng em.

Hai chị em mỗi người một câu lại ha ha cười buồn, nhưng thật ra đau lòng cũng vơi bớt. Bà Hai lại thở dài, con trai con gái cỗ vũ nhau là tốt nhưng cuộc đời đâu có đơn giản như vậy, mình sống tốt, cố gắng hết sức không đồng nghĩa kết quả chắc chắn sẽ tốt. Ở đời mười chuyện hết chín không như ý.

Nhật Linh họa vô đơn chí tập hai, Quế Chi đập đập trứng cho vô chén khuấy… khuấy…khuấy…tâm hồn thả đâu đâu, bà Hai loẹt xoẹt…loẹt xoẹt quét đám lá rụng trước sân, ông bảy An còn đang nhấc thùng sữa cuối cùng lên xe chuẩn bị đưa ra trạm, Chí đứa em cùng cha khác mẹ của Nhật Linh đang lấp ló ngoài bờ rào chờ ông bảy An đẩy xe sữa ra là cùng mang sữa hai nhà đi giao luôn, đều bị tiếng “thét giữa trời chiều” làm cho hoảng hồn…

Quế Chi bộp một tiếng hất rớt chén trứng đang đập, bà Hai quăng vội cây chổi chà, ông bảy An còn chút bình tĩnh để thùng sữa xuống mới cùng hai người kia chạy ra phía sau chuồng bò, nơi tiếng hét kinh hoảng của Nhật Linh vọng ra.

  • CẤP CỨU CẤP CỨU!!!

Quế Chi ở gần nhất nên chạy đến trước nhất, nhìn một tay đầy máu của Nhật Linh mà suýt xỉu, không phải sợ máu xỉu mà ý thức được Nhật Linh bị tai nạn nghiêm trọng mà sợ. Bà Hai là người kế tiếp thấy thì lập tức la làng, túm ông bảy vừa chạy tới kêu “CHẾT RỒI!!!”

Ông bảy An dù gì cũng bình tĩnh nhất. Nhìn Nhật Linh còn đứng vững, tay đưa cao cao, tuy máu me be bét nhưng không phải chết người liền vội vàng kêu Quế Chi:

  • Kiếm đồ băng tay cho em. Bà ra bờ rào kêu thằng Chí đem xe lại đây, phụ tui chở nó đi bệnh viện.

Bà Hai hấp tấp chạy ra kêu thằng con riêng của chồng, nhưng chẳng mấy bước đã nhìn thấy Chí vì tò mò chuyện “khủng khiếp gì” xảy ra đã chạy theo vào trong sân.

Chí phụ ông bảy An chở Nhật Linh ra trạm xá gần nhất, cấp cứu tạm rồi mới chở vô bệnh viện. Nhờ giọng của Nhật Linh quá tốt, cộng thêm một mình máu me, bị chở đi bệnh viện mà chẳng mấy khi chuyện Nhật Linh đồn đầy trời, bị đoán già đoán non, biên thành đủ thứ nguyên nhân.

Nhật Linh bị thương phải nghỉ học, Quế Chi cũng nằm nhà, bà Hai càng rầu dữ. Nhìn vết thương cắt ngang cổ tay, bà Hai chẳng mấy chốc cũng biết thằng con trai đã thất tình, trong bụng sinh nghi Nhật Linh nghĩ quẩn làm bậy, mặc dù Nhật Linh khăng khăng chỉ là tai nạn, nhưng bà Hai nghĩ nhiều bắt đầu lo lắng rầu rĩ. Đứa lớn đáng lo đứa nhỏ cũng đáng lo!!!

Bà Hai ngồi thở ngắn than dài, mặt mày ủ dột tới ông bảy An cũng phải mở miệng quan tâm thăm hỏi.

–        Bà bị cái gì mà từ sáng giờ cứ thở dài hoài vậy? Tay thằng Linh cũng đâu nặng, lo cái gì? Vài bữa lành thôi.

Từ sáng sớm, lúc lấy sữa cho tới khi giao xong bà Hai vẫn ngồi yên ngoài hiên chưa buồn nhúc nhích. Việc nhà, nấu cơm để cho Quế Cho làm tuốt. Ông bảy An dù nhiều năm ân hận chuyện mình phạm sai, có thể phụ việc giúp cho vợ con kiếm thu nhập nhưng chẳng mấy khi nói chuyện được với bà Hai, lần nào bắt chuyện cũng bị bà Hai làm lơ. Hôm nay thấy bà ngồi bất động cả buổi sáng thì không nhịn được tiến lại ngồi xuống mép bậc thềm hỏi thăm:

–        Còn chuyện gì làm tôi rầu được nữa chứ. – Lần này bà Hai không làm lơ, bà đang cần người để than thở, chia xẻ.

–        Mấy đứa nhỏ có chuyện gì? – Chỉ tai nạn chút thôi mà.

Ông bảy An thắc mắc không sai, con trai con gái ngoài Nhật Linh bị tai nạn không nghiêm trọng lắm thì cũng đâu có gì đáng đề bà Hai lo dữ vậy.

–        Con Chi có bầu rồi. – Bà Hai bộ mặt chán nản nói.

–        Chừng nào cưới? – Ông bảy An theo phản xạ hỏi bình thường, ông biết con gái có bạn trai mà.

–        Cưới thì tôi cần gì ngồi đây thở dài. – Bà Hai vặt lại ông Bảy.

–        Sao…thằng kia không chịu cưới hả? – Ông Bảy cũng bắt đầu tức giận. – Lý do?

–        Không cưới là không cưới chứ lý do gì… Người ta chê con gái ông muốn trèo đại gia. Chê nó đanh đá không dịu dàng, giống tui đây!!!

Ông bảy An im re, không biết thằng rể hụt kia lấy lý do gì bỏ Quế Chi, nhưng bà Hai mắng như thế…thấy giống mắng ông thì đúng hơn. Nghĩ lại ngày xưa lúc cưới bà Hai không phải không biết tính bà, nhưng khi yêu thì chỉ cầu cưới được, tới khi cưới thì lại bị lời ngọt ngào lay chuyển. Con gái bây giờ y chang mẹ, không xấu nhưng hơi hung dữ.

–        Rồi nó tính thế nào?

–        Còn thế nào, bốn tháng có rồi, đẻ thì nuôi thôi biết làm sao. Cái số sao mà khổ, cháu bà nội tội bà ngoại. Ngày xưa nó cũng phải bà ngoại cưu mang bây giờ con nó cũng phải bà ngoại mang.

Ông bảy im lặng tập hai, cái này có thể liệt vô câu “Đời cha ăn mặn đời, đời con khát nước hay không”? Con ông, ông vất cho nhà ngoại nuôi bây giờ lên chức ông ngoại thì tiếp tục bị thằng rể hụt vứt cháu ngoại cho nuôi. Thôi cũng được! Về mình vẫn hơn về người ta.

–        Bà đừng buồn, bà để tui về phụ mẹ con bà. Bất quá nuôi cháu nó cũng an ủi, con cái đi học đi làm có cháu nó ở với mình càng vui.

Ông bảy An thừa nước đục, lợi dụng bà Hai cảm thấy chán nản mà tìm đường về. Con gì đều là con, xấu xí cũng là con mình, bao nhiêu năm nay muốn xen vào cuộc sống của họ còn chưa được làm gì còn chê khen.

  • Quế Chi thì còn được, tui lo thằng Linh kìa, nó thất tình, tui nghi…không phải tai nạn…

Ông bảy An cứng họng, gì mà thất tình một lúc vậy, con ông tốt lắm mà sao mấy thằng này không thằng nào có mắt…

  • Chứ…chứ…thế nào? – Ông bảy An lâm vô tình trạng không theo kịp tình hình “thời sự trong gia đình” nên không biết nói tiếp làm sao.
  • Tui nghi nó nghĩ quẩn, đâu mà ngay cổ tay vậy. – Bà Hai thái độ thần thần bí bí…
  • Đâu có, nó la làng kia mà… – Mấy người tự tử thường im lặng mà chết, có kêu cứu bài hải như Nhật Linh đâu.
  • Ông còn không biết thằng con ông, nhát như cáy… chắc thấy máu nhiều quá, hoảng tỉnh mới kêu cứu. – Bà Hai giải thích.
  • Bà cũng biết nó nhát, nhát chắc gì nó dám tự tử. Tai nạn thôi, mấy bữa nay tui thấy nó bình thường mà.
  • Tui không biết, ông gọi thằng Chí đi theo thằng Linh đi, ở nhà tui còn để mắt được, nó ra ngoài tui có mà theo, nhất là đi ruộng, có một mình ở dưới lại nghĩ quẩn thì chết.
  • Được rồi, hễ nó ra ngoài thì tui kêu thằng Chí đi theo.

Từ ngày Chí phụ ông bảy An đưa Nhật Linh đi cấp cứu thì cậu đã có thể ra vào nhà mà không lo sợ chuyện mình là con riêng nữa. Bà Hai xưa nay chẳng nói câu nào với cậu nhưng Nhật Linh thỉnh thoảng gặp cũng có nói chuyện, Quế Chi thái độ thường gặp nhất là liếc cậu một cái rồi đi thẳng.

Má lớn của cậu bây giờ thì đầu óc đâu đâu, ăn không ngon ngủ không yên, làm việc thì lơ là, cha cậu sai cậu qua làm tiếp mấy việc bị bà Hai bỏ dở, nhờ vậy cậu ở trong nhà bà Hai thường xuyên, ăn cơm Quế Chi nấu, trốn sau chuồng bò tán dóc với Nhật Linh.

Theo cậu thấy ông anh ba của cậu đâu có giống muốn tự tử vì thất tình hồi nào đâu, cha cậu với má lớn lo lắng thừa. Nhưng theo cậu suy đoán nguyên do có thể xuất phát từ thất tình rồi sinh ra lơ là, cầm dao mà không nhớ mình đang cầm dao, quơ quào lung tung, nhà làm nông mà, có con dao cây rựa nào mà không bén ngót, quẹt một cái là thấy máu như chơi.

Nhưng mấy hôm nay bị phái đi theo ông anh này được lợi không ít nha, hầu như hai cha con sinh hoạt hoàn toàn theo bên nhà má lớn. Trừ buổi tối về nhà ngủ còn thì ăn uống chẳng cần lo, còn được ăn ngon nữa kìa, tay nghề chị hai Quế Chi đâu có tệ, ai như cha con cậu thay nhau nấu thì chỉ gọi là dành để lấp bụng.

Chí cũng hiểu rõ bản thân rất nhạy cảm, con riêng, con ngoại tình, mà cha thì muốn về với má lớn thậm chí nhiều năm rồi cũng không có đổi ý định. Cậu đi theo cha nhưng sức lực của ông đều dành cho một nhà ba người bên này, thêm đàn ông quan tâm không được cặn kẽ như mẹ, cuối cùng cậu học hành hay chất lượng cuộc sống không bằng nhà má lớn.

Chí không chấp nhất lắm, ngay cả mẹ ruột còn không quan tâm cậu, đi một cái là biệt tích, cha còn nuôi dạy cậu tử tế không vì lấy lòng nhà má lớn mà đối xử tệ với cậu thì cũng mừng lắm rồi. Má lớn, chị hai Quế Chi hay ông anh ba Nhật Linh ngoài cái không thèm liếc cậu nửa con mắt thì cũng chưa kiếm chuyện đánh mắng gì nên Chí cũng không nảy sinh ác cảm với nhà má lớn.

Tuy không bước vào nhà má lớn nhưng chuyện bên này cậu cũng biết bảy tám phần, hai người “rể hụt” kia cậu cũng có cơ hội nhìn qua, có người yêu như vậy ai không mê, cậu có chút tưởng tượng hình dáng người yêu mai này của mình, nên lựa con trai hay con gái đây ta???

Cà Phê 12

Nhà hát 2

hatboi

2.

 

Không hiểu kế tiếp phải làm sao, Khiêm đành đứng im đó, tay vẫn đặt trên bàn tay nõn nà kia. Nếu nói cậu không sợ thì tại  sao tim cậu đập muốn đâm thủng ngực chui ra? Sợ, thì cũng không đến nỗi gọi là khủng hoảng, hình như bắt đầu có chút tò mò. Có vẻ như nó vẫn đang kiên nhẫn chờ cậu làm một cuộc gặp mặt. Nó giao quyền quyết định cho cậu.

 

Nếu đã vậy cậu đành “cố gắng”, phía sau cánh gà kia, chỉ cách một bức màn còn rất nhiều nghệ sỹ ở đó, hẳn là cậu sẽ không gặp chuyện gì nguy hiểm đâu, cha cũng đang để ý cậu luyện tập nên chắc sẽ nhanh chóng tìm cậu thôi, Khiêm tự trấn an mình.

 

Cậu hít sâu một hơi từ từ tỏ ý muốn quay lại. Quả như cậu nghĩ, người đó muốn cùng cậu gặp mặt, bàn tay kia khẽ động, dìu tay cậu nhẹ nhàng xoay người, cậu có cảm giác cậu đang đóng vai nữ được vai nam dịu dàng dìu đỡ.

 

Theo bàn tay, cánh tay từ từ xuất hiện trước tầm mắt cậu, tay áo rộng thùng thình màu đỏ, Khiêm biết đó là phục trang để hát tuồng,  người đó quả nhiên là nghệ sỹ, rồi toàn bộ con người bí ẩn xuất hiện: Bộ áo thụng đỏ thẫm, đôi hài diễn, cân đai đẹp đẽ… Khiêm lại từ từ ngẩng đầu, tim cậu đập thình thịch. Đầu tiên là chiếc cằm thon với bộ râu dài phủ cả ngực xuất hiện, đôi môi với đường nét rõ ràng, chiếc mũi cao, thẳng rồi đôi mắt bình thản như nước, đôi mày xếch cao cương nghị. Khuôn mặt tô màu đỏ làm chủ đạo, trên đầu có đội mũ miệng. Bộ trang phục của vua Tô Thiên Vân trong vở San Hậu.

 

Một cảm giác kỳ lạ xẹt qua, như vui mừng lại như bi thương rồi nhanh chóng biến mất, chỉ còn cảm xúc rung động. Một ông vua đẹp hoàn hảo, mày xếch, mắt phượng đầy đủ uy nghi đến hút hồn. Khiêm quên mất mình đang nhìn một người không còn sống, cậu bị cái thần của người này thu hút, nhìn đến mê đắm.

 

Bỗng dưng tiếng vỗ tay lác đác vang lên, Khiêm giật mình quay lại nhìn, một vài nghệ sỹ cùng cha cậu đang hướng về cậu vỗ tay.

 

  • Không ngờ con có thể diễn hay đến thế, ba coi đến xuất thần.

 

  • Phải, còn hơn cả mấy cô chú. Coi nó diễn tôi thấy nhớ nghệ sỹ Ba Thanh. Anh ấy có cách diễn cuốn hút như thế, xem là quên cả thở.

 

Khiêm biết nghệ sỹ Ba Thanh là ai. Ai trở thành nghệ sỹ hát tuồng mà không biết danh tiếng của Ba Thanh, một truyền thuyết sớm nở tối tàn. Rất giỏi nhưng mất quá sớm, để lại biết bao nhiêu tiếc nuối cho người hâm mộ.

 

Khiêm quay lại nhìn người vẫn nắm tay mình nảy giờ… Một khoảng không trống rổng, tay cậu vẫn trong tư thế được người ta nâng nhưng không có bàn tay trắng muốt thon dài đó đỡ nữa. Sững người vài giây, Khiêm giật mình, rút tay lại, người đó đã đi mất.

 

Nhìn lại thái độ những nghệ sỹ đang khen ngợi cậu, cậu biết họ không nhìn thấy bóng ma đã điều khiển cậu diễn tuồng.

 

  • Về thôi, tập như thế là quá tốt rồi. Ngày mai diễn không phải lo nữa. Thời gian gần đây con thờ ơ quá làm ba không an tâm. – Cha Khiêm vỗ vỗ vai cậu cỗ vũ.

 

Khiêm rời sân khấu còn quay đầu nhìn lại vài lần, sân khấu vẫn lặng lẽ trống không chỉ mỗi khoảnh sáng đơn độc của chiếc đèn chiếu xuống.

 

Khiêm về nhà, nghĩ rất nhiều về bóng ma đứng sau lưng cậu khi tập tuồng. Con người là vậy, nếu con ma đó kinh dị, hay có bộ dạng quá khủng khiếp sẽ làm người ta sợ, nhưng nếu nó mang một bộ dáng đẹp đẽ uy phong đến như thế thì lại làm người ta tưởng niệm.

 

Khiêm cũng vậy, cậu biết dáng vẽ uy nghi đó là do hóa trang trong vai diễn nhưng cậu cũng nhìn ra được những đường nét thực sự của khuôn mặt. Người đó thực sự đẹp, không chỉ đẹp mà còn rất cuốn hút. Khiêm không quên được ánh mắt người đó khi cậu trực tiếp nhìn vào, như hút lấy hồn cậu, cuốn cậu vào cơn bão vô danh. Người đó quả nhiên là Ba Thanh, không ngờ có lúc cậu được gặp con người trong “truyền thuyết” này.

 

Hôm sau, sân khấu chính thức sáng đèn. Khiêm ngồi ở bàn hóa trang dùng màu đỏ trang điểm cho khuôn mặt mình. Cậu tỉ mỉ vẽ, Khiêm chưa từng tỉ mỉ như vậy khi hóa trang, nhưng nhớ đến gương mặt hôm qua cậu không khỏi mang một ước muốn có thể hóa trang được khuôn mặt với thần thái sinh động như thế. Đội chiếc mão đại biểu thân phận vua vào, hoàn tất hóa trang. Khiêm rất hài lòng với bề ngoài của mình hôm nay. Chỉ chờ sáu tiếng trống mở màn nữa mà thôi.

 

Khiêm tự hỏi, không biết người đó có xuất hiện đêm nay không. Người đó có dám xuất hiện trước một đám đông khán giả trong khán phòng như thế này không. Khiêm không dám hy vọng…lại cũng rất hy vọng!

 

Đúng, trong lòng cậu hy vọng bóng ma đó xuất hiện cùng cậu diễn. Cái cảm giác “cùng diễn” ngày hôm qua để lại trong lòng cậu kích thích rất lớn. Tuy lúc bị điều khiển cậu không khỏi sợ hãi, nhưng khi một mình hồi tưởng Khiêm lại có một cảm giác thích thú khó nói thành lời. Giống như bị thổi một luồng nhiệt huyết vào sự nguội lạnh với vai diễn của cậu. Lại mang chút lo lắng, không có bàn tay trắng muốt thon dài đó nâng đỡ, cậu có diễn được như hôm qua không.

 

Sáu tiếng trống chia làm ba hồi lần lượt vang lên, các diễn viên nối đuôi nhau đi từ ‘cửa sanh’ bước ra sân khấu chào khán giả. Khiêm theo phản xạ cúi đầu chào khi nghe một tiếng ‘tung’ dứt khoát vang lên. Mắt cậu lúc này bận láo liêng đảo quanh sân khấu, cậu muốn tìm dấu tích thân ảnh vô hình của hôm qua.

 

Sau khi tất cả diễn viên trở lại cánh gà, màn đầu tiên là của Khiêm. Tiếng nhạc réo rắc vang lên, Khiêm ra bộ, nhập vai bước ra sân khấu. Cũng như hôm qua cậu cất giọng, phất quạt, nhấc áo với tâm trạng đầy chờ mong. Trong lòng không ngừng hồi tưởng lại cảm giác đã diễn đêm hôm qua.

 

“Như ta đây…ư…ư…”

 

Vì hồi tưởng lại cảm giác khi diễn cùng với người đó hôm qua, bất tri bất giác cậu diễn rất có khí thế, cứ như mình là vua Tạ Thiên Ân thật. Có thể nói hôm nay là lần diễn tốt nhất trong cuộc đời diễn viên của cậu.

 

Tim em 2

phuong-2

 

2.

 

  • Chào thiếu tá!

 

Tiếng chào làm anh giật mình, đắm chìm trong cảm giác miên man bồi hồi mà không phát hiện có người đến gần. Anh hít sâu, làm cho mình thoát ra khỏi hồi tưởng. Nhìn người trước mắt, một người đàn ông đã ngoài bốn mươi, dáng vẻ chính là mấy anh năm đá cá lăng dưa, anh không có chút thiện cảm.

 

  • Ông hỏi tôi?

 

Thiếu tá Trọng bày ra đủ địa vị xã hội của mình nhìn người đàn ông đối diện. Không hề có sự tôn trọng người lớn tuổi hơn kia.

 

  • Tôi được sự nhờ vả của một…thằng nhóc, đến tìm anh. – Ông ta cũng không để ý thái độ bề trên của anh, bày thái độ khiêm tốn nói.

 

Thiếu tá cau mày: “Thằng nhóc? Thằng nhóc nào? Những người anh quen biết không có thằng nhóc nào có khả năng nhờ người ra vẻ thần thần bí bí tới tìm anh”. Anh nhìn xoáy vào người đối diện: “Không lẽ là người liên lạc mới, nhưng người liên lạc phải nói đúng mật ngữ chứ?”. Anh tiếp xúc thận trọng hơn.

 

  • Ai?

 

  • Thằng nhóc mặc bộ đồ học sinh, mang phù hiệu trường học này, miệng có cái răng khểnh.

 

Anh rúng động, Chí Tâm? Nhưng không thể nào. Nếu là Chí Tâm thì không thể nào là một thằng nhóc, anh đã gần ba mươi rồi.

 

Cảm thấy dành thời gian cho người đàn ông mười phần lừa đảo này thật phí phạm, còn đánh mất tâm trạng hồi tưởng những ký ức đẹp, anh phật lòng không muốn tiếp tục nghe mấy lời nhảm nhí không đầu không đuôi của này nữa. Trọng quay đầu bỏ đi.

 

  • Thiếu tá! Cậu ấy đã ở đó chờ anh mười năm rồi. – Người đàn ông vội vàng nói với theo.

 

Trọng dừng bước, “Mười năm?” Lại một sự trùng hợp chăng?

 

  • Người đó tên gì? Bao nhiêu tuổi? Ở đâu?

 

  • Tôi không biết cậu ta tên gì, nhưng dựa trên bộ đồng phục tính tuổi cộng thêm mười năm thì hiện tại chắc cũng gần ba mươi. Cậu ta hiện đang ở cầu Sập, cách đây mười cây số.

 

Trọng im lặng, xét theo bề ngoài người mà đàn ông này miêu tả thì đúng là bộ dạng Chí Tâm lúc còn đi học, nhưng đồng phục trường này, miệng cười răng khểnh không chỉ một mình Chí Tâm có. Không nói được tên thì anh càng cho rằng người này không thực sự biết Chí Tâm. Hơn nữa anh còn nhiệm vụ bên mình không thể lung tung tin tưởng chuyện bậy bạ gì được.

 

Cầu Sập, cách đây mười cây số, nơi đó là đường về nhà ngoại của Chí Tâm, anh đã đi đi lại lại tìm kiếm rất nhiều lần, hoàn toàn không có tin tức. Anh bước tiếp, quyết định không quan tâm đến những lời vô lý người đàn ông đó đang nói nữa.

 

  • Tôi là một thầy trừ ma. – Người đàn ông vẫn cố gắng làm cho anh chú ý.

 

Nghe tới đây anh càng bước nhanh, hắn đã lộ ra ý muốn lấy thần lấy quỷ lừa đảo rồi. Trọng ra đến cổng trường, tiếng bước chân người đàn ông đó bước vội theo sau anh, vẫn không buông tha.

 

  • Tôi không thể cho thiếu tá biết gì cả nhưng tôi có thể bấm độn biết hôm nay có thể gặp được người thằng nhóc đó chờ. Mười năm như một, linh hồn của cậu ta vẫn ở đó chờ anh.

 

Trọng gần như quay phắt lại, muốn lập tức bóp chết người đàn ông lừa đảo tự xưng là thầy bùa thầy pháp này. Anh túm lấy cổ áo ông ta, đẩy mạnh vào trụ cổng trường học làm hắn ta đau nhíu mày.

 

  • Ông có tin tôi bắn chết ông ngay lập tức không? Từ đâu ông biết tôi tìm người thì không cần biết, nhưng ông dám nói em ấy chết, tôi sẽ lập tức cho ông tiêu trước. – Anh không thể chịu được chuyện cậu ấy đã chết.

 

  • Thiếu tá, cậu có thể tin cũng có thể không. Nhà tôi ngay cạnh bờ sông, nghề của tôi có thể tiếp xúc với mấy thứ đó. Người tôi nhắc tới đã chết rồi, tôi thấy bộ dạng lúc cậu ta chết thế nào thì nói thế ấy, chứ nếu có tâm lừa gạt cậu chẳng phải tôi nên tìm hiểu rõ tên tuổi nhà cửa chứ. Tự dưng nói không không thì lừa được ai.

 

Lời ông ta giải thích làm anh nao núng, địa vị của anh bây giờ không phải mấy kẻ đá cá lăng dưa này dám bày trò lừa đảo, nhưng anh lại đang nằm trong tình trạng có thể bị giăng bẩy ám sát cho nên dù muốn tin nhưng lại không dám tin…

 

  • Được, như ông nói không phải lừa gạt thì tìm tôi làm gì? Muốn kiếm tiền cúng siêu độ hay sao? – Trọng bỏ người đàn ông ra, nhếch miệng cười khinh.

 

Người đàn ông được thả ra, lập tức vuốt vuốt quần áo bị kéo lộn xộn, cười cười mà nói.

 

  • Muốn xin tiền thiếu tá tôi nói ngay từ đầu cần gì để thiếu tá hiểu lầm tôi lừa đảo. Chỉ là tội nghiệp thằng nhóc một mực chờ anh tới đón về nên không siêu thoát được. Lâu ngày tôi thấy tội nên đi một chuyến. Chỉ đơn giản là truyền tin, nhắn anh tới đón cậu ấy về.

 

Anh nghe đến đây cảm giác trong lòng như đất trời đảo lộn. Đã từng nghĩ tới chuyện em ấy có thể chết nhưng chẳng tìm được dấu tích chứng minh điều đó. Cả gia đình Chí Tâm cũng tìm kiếm nhiều năm vẫn không có gì chứng thực Chí Tâm chết, nhất là ở một nơi gần nhà như vậy.

 

  • Không cần giả thần giả quỷ, ông cũng biết nói nghề nghiệp của ông mới tiếp xúc được ma quỷ. Ông kêu tôi làm cách nào đón một linh hồn về, hay ông muốn bảo tôi cũng trở thành hồn ma đi.

 

  • Thiếu tá! Tôi chỉ có thể chuyển lời cho anh bấy nhiêu thôi. Nếu anh nghĩ lại thì tới bờ sông tìm tôi. Hỏi thầy Mười Một người ta sẽ chỉ cho thiếu tá. Còn lại tôi cũng không làm gì được cho anh lẫn cậu ấy. Xin chào thiếu tá.

 

Nói rồi người đàn ông bỏ đi rất dứt khoát khiến anh càng rối loạn. Tin hay không tin?

Tìm em 1

 

linh

1

  • Thiếu Tá! Tôi nghĩ chiến dịch tới…chúng ta sợ…không ổn. – Hạ Sỹ Nguyện, lo lắng báo cáo.

 

  • Tin của cậu chính xác bao nhiêu? – Vị Thiếu Tá ung dung trái với sự lo lắng của viên hạ sỹ.

 

Viên hạ sỹ im lặng. Anh nhớ xác chết ba Hành, người đưa tin, sáng nay được phát hiện trong hẻm nhỏ, người duy nhất giữ liên lạc của bọn họ với tổ chức. Chiến dịch sắp bắt đầu mà người liên lạc không còn, thêm lời cuối cùng của ba Hành lúc rời đi chính là họ đã bị nghi ngờ, chiến dịch lần này sợ là… dù thất bại hay thành công gì thì họ cũng chỉ có một con đường.

 

  • Thì cứ y như kế hoạch cũ mà làm.

 

Vị Thiếu tá vẫn không tỏ vẻ lo lắng. Chết? Đó chính là hy sinh, không phải đơn giản chỉ là chết.

 

  • Tôi biết, tôi về qua nhà một chuyến ba ngày sau sẽ trở lại. Tôi đi trước, thiếu tá!

 

Viên hạ sỹ đi rồi vị Thiếu tá lại thở dài, vẻ ung dung điềm tĩnh trên mặt cũng buông xuống. Chỉ còn ba ngày, sợ là lần này có đi không có về, vậy mà người ấy anh vẫn chưa tìm được, đã hơn mười năm rồi, hơn mười năm rồi! Ngoài cửa sổ, tán phượng đỏ rực rung rinh trong nắng, anh bỗng muốn trở lại nơi ấy, trở lại nơi ấy một lần.

 

Mùa hè, sân trường vắng lặng, gót giày đinh dẫm trên từng cánh phượng, bộ quân phục tôn lên bóng dáng cao lớn phong trần, giữa đôi mày không giấu được nét ưu thương.

 

Nơi này, anh lần đầu gặp người ấy!

 

 

  • Này, này….a.a.a.a.a!!!!

 

Nguyễn Văn Trọng, học sinh vừa tốt nghiệp tú tài một, dạo sân trường ngày hè thì bị giật mình với tiếng thét ngay trên đầu mình. Vội nhìn lên thấy một con “khỉ” leo cây hái phượng, chẳng may cành bị gảy, đang trong nguy cơ sẽ tiếp đất bằng mông…

 

Tiếng cành cây giòn tan vang lên, kết thúc giây phút lơ lửng cuối cùng của “con khỉ”, rơi xuống. Phản xạ bản thân trước khi lý trí quyết định, anh xông lên trước khi “khỉ trộm hoa” tiếp đất, thành công đem cả “khỉ” lẫn bản thân “lau sân trường”.

 

  • A…ui…đau quá!!!

 

Anh nhìn thằng nhóc không chút biết điều đang lăn lộn kêu đau, trong khi chẳng bị cái gì. Anh đây khủy tay trầy một mảng lớn còn chưa nói tiếng nào.

 

  • Biết đau còn leo trèo? – Anh thèm mắng cho thằng nhóc này một trận.

 

  • Ah…! Cám ơn bạn.

 

Chú khỉ lúc này mới nhìn thấy ân nhân của mình mà cám ơn.

 

  • Tôi lớn hơn cậu.

 

Anh chỉnh chỉnh quần áo nhắc nhở thằng nhóc. Nhìn thế nào mà gọi anh ngang hàng như thế.

 

  • Àh!!! – Khỉ ta lắc lư cố đứng cho vững, xong cười khoe răng khểnh. – Cám ơn anh! Em tên Tâm, Nguyễn Chí Tâm, lớp đệ tam.

 

  • Trọng, Nguyễn Văn Trọng. Lớp Đệ nhất.

 

Và họ biết nhau từ đó. Anh không hiểu sao mình lại trả lời kiểu tự giới thiệu với thằng nhóc đó, rõ ràng cảm giác ban đầu của anh là khó chịu. Nhưng sau đó, có lẽ vì cái mặt cười ngu của nhóc, hay do cái miệng khoe răng khểnh bắt nắng của nhóc. Không…chắc là anh cảm giác lầm, chính xác…có lẽ…do ngày ấy nắng rực rỡ, hoa phượng cũng rực rỡ…nên anh mới có cảm giác nụ cười của Chí Tâm cũng rực rỡ và chói chang như vậy.

 

 

Ngày hôm nay thiếu tá Trọng, quân phục chỉnh tề hiên ngang, ngước nhìn táng phượng vẫn rực rỡ chói chang không thua gì mùa hè năm ấy, anh nhắm mắt, con khỉ nhỏ có lại rơi từ cành cây xuống lần nữa chờ anh đón! Chí Tâm, giờ em ở đâu!

 

Nhìn hành lang vắng lặng, một sân tràn đầy màu đỏ rực, anh nhớ người từng yêu thích hoa phượng đến kỳ lạ. Người có nụ cười khoe răng khểnh cuốn hút anh từ nụ cười đầu tiên làm anh rối loạn suốt một năm trường, bị em quấn quýt không rời, bị em dụ dỗ đến không còn biết phương hướng, yêu…yêu đến không biết một năm trôi qua  khi nào.

 

“Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây…”

 

Tốt nghiệp tú tài toàn phần anh khăn gói vào trường võ bị Đà Lạt như nguyện vọng trước đó. Ngày anh đi Chí Tâm khóc mù mịt, nhất nhất bắt anh hứa khi nào về phải gặp cậu đầu tiên, phải viết thư cho cậu, phải nhớ đến cậu.

 

Nhưng cậu đâu cần nhắc nhở, mỗi bước anh đi đều quyến luyến: Nhớ những lần hai đứa chờ nhau trước cổng trường, nhớ chiếc ghế đá cậu ngồi những lần giận anh, giả vờ như bận ôn bài không thèm đề ý đến anh. Nhớ những lần anh vin vào cơn mưa chiều quá lớn để nán lại cùng cậu lâu hơn. Những lần hai đứa sóng vai trên đường, tay gần tay mà không dám nắm chỉ thỉnh thoảng để hai ngón út nhỏ nhỏ lồng vào nhau. Những lần cậu chơi xấu, cặp xách của hai người đều bắt anh đeo còn mình thì thong dong chạy nhảy một mình, hái hoa bắt bướm giắt đầy người anh…lắm lúc anh không biết cậu có phải kiếp trước là con gái hay không mà suốt ngày hoa với bướm, kéo theo biến anh thành bình hoa di động của cậu, hại anh không ít lần bị đám bạn đem ra chọc phá…

 

Nhớ! nhớ tất cả, không cần cậu nhắc anh cũng khắc ghi từng giờ từng phút của hai người trong lòng.

 

 

Vậy mà thấm thoát thời gian thoi đưa, trên hành lang đã không còn bước chân người cũ, tiếng cười vọng khắp sân trường một thời làm anh say đắm, giờ này em ở đâu!